Bánh phu thê Đình Bảng

30.000đ

Bánh phu thê là đặc sản của vùng quê Đình Bảng (Bắc Ninh). Đây là một nét đặc trưng của nền văn hóa Kinh Bắc. Ai chưa được ăn thì bị hấp dẫn bởi cái tên của nó, còn ai đã từng một lần thưởng thức thì khó có thể quên.


Còn hàng
1

Bánh Phu Thê Đình Bảng

Bánh phu thê là đặc sản của vùng quê Đình Bảng (Bắc Ninh). Đây là một nét đặc trưng của nền văn hóa Kinh Bắc. Ai chưa được ăn thì bị hấp dẫn bởi cái tên của nó, còn ai đã từng một lần thưởng thức thì khó có thể quên.

Bánh phu thê Đình Bảng

Bánh phu thê là đặc sản của vùng quê Đình Bảng (Bắc Ninh)

Bánh phu thê từ xa xưa đã được coi là thứ bánh sang trọng dùng trong những dịp lễ Tết, cưới hỏi hoặc dùng làm quà biếu. Bánh được gói bằng những tấm lá dong giản dị, rồi luộc lên. Có một điều lạ ở thứ bánh này đó là không khoe mùi, tỏa hương như bánh rán, bánh khúc; chỉ tới khi bóc bánh đặt lên đĩa nó mới “quyến rũ” các giác quan của bạn. Dưới lớp vỏ bánh sắc vàng trong suốt lộ rõ nhân bánh mới biết để làm ra được cặp bánh công phu thế nào.

Nhân bánh phu thê phải được làm từ đỗ xanh nhưng phải chọn đúng loại đỗ xanh vỏ đỏ lòng mới tốt, đãi sạch vỏ, sau đó hấp chín, đánh tơi, rồi cho thêm đường trắng, cùi dừa, hạt sen và các hương ngũ vị. Bột làm bánh phải được làm từ gạo nếp, xay bằng cối nước, sau đó lọc lấy chất tinh, ép cho ráo nước rồi phơi khô. Tới khi nhào bánh phải dùng nước quả dành dành cho vào bột để lấy màu sắc tự nhiên chứ không được pha phẩm màu. Muốn cho bánh giòn thì dùng đu đủ xanh, ngâm phèn rồi cắt nhỏ nhào lẫn với bột. Khi ăn bánh ta sẽ thấy độ dẻo của nếp, độ giòn của đu đủ, độ ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa, vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường… tất cả hòa quyện vào nhau làm thành hương vị rất riêng của bánh phu thê.

Nhân bánh hình tròn nằm trong vỏ bánh bẻ khuôn hình vuông bằng lá dừa, như biểu tượng vuông tròn của triết lý âm dương. Người ta dàn mỏng bột lên khuôn, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình phu thê. Triết lý ngũ hành cũng được thể hiện một cách tinh tế qua năm màu của bánh, đó là màu trắng của bột lọc và cùi dừa, màu vàng của dành dành và nhân đỗ, màu đen của hạt vừng, màu xanh của lá, màu đỏ của lạt buộc. Tất cả như biểu tượng cho sự hòa hợp của đất trời và con người. Lá gói bánh cũng là lá dong gói bánh chưng, nhưng phải làm kỹ hơn. Rửa sạch lá phải để ráo nước, sau đó tước bớt cọng để khi gói bánh được mềm mại. Lá lót trong phải là lá chuối tây dẻo luộc chín hong khô chứ không được dùng lá chuối tiêu. Người ta còn quét lên lá một lớp mỡ để khi bóc bánh không bị dính, lại làm cho bánh phu thê có độ ngậy đặc trưng.

Bánh phu thê Đình Bảng

Bánh phu thê là bánh được nhiều người ưa thích

Mỗi nhà đều có một bí quyết làm bánh riêng vì vậy bánh của mỗi nhà đều có hương vị riêng, một nhãn hiệu riêng. Tất cả các khâu từ nhào bột, nặn bánh, làm nhân, tước lá, luộc bánh… đều phải làm thủ công, tốn nhiều công sức, vì vậy bánh tương đối đắt thế mà nhiều gia đình làm bánh trong vùng vẫn không làm kịp để bán.

Bánh gói xong được buộc dây rơm nếp, luộc xong, người ta tháo bỏ dây rơm, úp bụng hai chiếc bánh vào nhau rồi dùng lạt đỏ buộc thành cặp. Có lẽ vì vậy mà người đời gọi loại bánh này là bánh phu thê.

Ngày nay kinh tế đã phát triển, mức sống đã cao hơn nhưng bánh phu thê vẫn là thứ bánh được nhiều người ưa thích. Theo chân khách hành hương, bánh phu thê đã đi khắp trong Nam ngoài Bắc và từng xuất ngoại qua nhiều nước.
 

CÔNG TY TNHH MÓN NGON

Địa chỉ: 18 Trần Thiện Chánh, P.12, Q.10, TPHCM

Email: thanhhien@imgroup.vn

Hotline: 0919 340 039

  • Đánh giá của bạn

Sản phẩm liên quan

Bánh đậu xanh Hải Dương

50.000đ

Ra đời vào đầu thế kỷ 20 tại thị xã Hải Dương, bánh đậu xanh đã sớm trở thành sản vật đặc trưng nhất của Hải Dương, một vùng đất nhỏ bé ở đồng bằng sông Hồng.

Trà sen Tây Hồ (10 búp)

770.000đ

Trà Sen Tây Hồ chính là sự kết hợp hoàn hảo cả về mặt nhân sinh cũng như về mặt y lý. Bằng đôi bàn tay tài hoa và bí kíp sao ướp gia truyền của người Hà thành kinh kì đã tạo ra thức uống tinh túy, kết tinh của miền núi non Thái Nguyên với văn hóa ngàn năm Thăng Long – Hà Nội.

Chè đắng Cao Bằng

25.000đ

Chè đắng là cây đặc sản quý hiếm có giá trị của tỉnh Cao Bằng. Với đặc tính tự nhiên của chè đắng và có tác dụng chữa bệnh tốt nên chè đắng càng ngày được nhiều người tin dùng. 

Bánh cốm Hàng Than

4.000đ

Nhắc đến phố cổ Hà Nội người ta không thể quên Hàng Than, con phố nhỏ có nhiều nhà hàng bánh cốm. Mỗi độ thu sang hương cốm say lòng du khách. Với những bí quyết riêng, món đặc sản này không thể thiếu trong gói quà gửi người xa xứ, cưới hỏi, giỗ chạp.

Bánh cáy Thái Bình

20.000đ

Một trong những đóng góp cho sự phong phú đa dạng những sản vật lung linh trên khắp dải đất Việt phải kể đến Bánh Cáy làng Nguyễn thuộc vùng quê lúa Thái Bình.

Chè Shan tuyết

30.000đ

Vùng đất Yên Bái hấp dẫn khách du lịch bởi những món đặc sản lạ, độc đáo như thịt trâu gác bếp hay chè Shan Tuyết. Hằng năm, vùng đất này thu hút hằng trăm lượt khách tới đây khám phá những vùng đồi chè Shan Tuyết và thưởng thức chén trà thơm ngon này.
Hạt dẻ Trùng Khánh Giảm 2.000đ

Hạt dẻ Trùng Khánh

78.000đ 80.000đ -2%

Nói đến đặc sản Cao Bằng không thể nào bỏ qua hạt dẻ Trùng Khánh bởi cái vị bùi bùi, ngọt như trộn đường, hương thơm đặc trưng mà không nơi nào lẫn được. Chỉ xuất hiện tại vùng biên cương này, hạt dẻ Trùng Khánh đã theo chân người đồng bào, ra chợ, về xuôi nổi tiếng cả nước.
Đã thêm vào giỏ hàng